Quy hoạch Lâm Đồng đến năm 2035, tầm nhìn 2050 trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực Tây Nguyên; sở hữu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại hoá. Phạm vi lập quy hoạch toàn tỉnh Lâm Đồng bao gồm 12 đơn vị hành chính. Với lợi thế về khí hậu, cảnh quan, tiềm năng kinh tế… tỉnh Lâm Đồng là một trong những vùng kinh tế trọng điểm được quan tâm nhất tại Tây Nguyên tính đến thời điểm hiện tại.
Quy hoạch Lâm Đồng thu hút đông đảo nhà đầu tư
Ngay trong sự kiện công bố quy hoạch tỉnh Lâm Đồng đã có 12 nhà đầu tư tiếp nhận quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tổng vốn đầu tư dự kiến là hơn 125.000 tỷ đồng.
Nguồn vốn rót vào tỉnh Lâm Đồng sẽ được phân bố cho nhiều hạng mục như: du lịch, nông nghiệp và bất động sản. Các tập đoàn lớn công bố mức đầu tư khủng có thể kể đến như: Tập đoàn Bắc Á, Tập đoàn Phương Trang, Tập đoàn Đèo Cả, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam…
Theo quy hoạch Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030, tỉnh sẽ tập trung phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ; cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Phấn đấu bình quân đầu người đạt 170 triệu đồng/năm đến năm 2030.
Hướng đến xây dựng TP Đà Lạt và vùng phụ cận trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao mang tầm khu vực Đông Nam Á. Mục tiêu đến năm 2050, tỉnh Lâm Đồng đạt tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc TW với 3 quận trọng điểm là: Đà Lạt, Đức Trọng và Bảo Lộc.
Đầu tư về hạ tầng giao thông toàn tỉnh Lâm Đồng
Không chỉ được chú trọng đầu tư vào hạ tầng cơ sở, các ngành kinh tế; tỉnh Lâm Đồng còn được đầu tư nhiều vào giao thông. Tạo động lực phát triển vùng và dễ dàng kết nối đến những tiểu vùng khác. Cụ thể như sau:
- Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc – Liên Khương: là tuyến cao tốc trọng điểm nối liền từ TP Hồ Chí Minh đi Lâm Đồng. Sau khi hoàn thiện sẽ rút ngắn thời gian di chuyển xuống chỉ còn 2 giờ đồng hồ. Giao thông thông suốt đảm bảo cho các hoạt động đầu tư, tiếp đón khách du lịch…. Hiện nay, cao tốc đã hoàn thiện về mặt pháp lý và đang trong quá trình xây dựng.
- Cảng hàng không Liên Khương được đầu tư nâng cấp: Quy hoạch cảng hàng không Liên Khương là cảng quốc tế với quy mô cấp 4E, công suất 5 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2021 – 2030) và 7 triệu hành khách/năm (mục tiêu đến năm 2050).
- Cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) – Liên Khương (Lâm Đồng): Căn cứ vào nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế – xã hội thực tế, tuyến cao tốc này sẽ được đầu tư xây dựng sau năm 2030 để liên kết các vùng kinh tế, tạo động lực chung cho toàn khu vực.
- Cải tạo lại tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm: Dự án đang được nghiên cứu tiền khả thi và triển khai các bước theo đúng quy định.
Bất động sản Lâm Đồng được hưởng lợi gì?
Lâm Đồng được giới đầu tư đánh giá rất cao về tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch. Nơi đây sở hữu khí hậu trong lành, nhiều cây xanh, các điểm du lịch phân bố đồng đều giữa các huyện thị. Ngoài ra thổ nhưỡng đất cũng phù hợp để phát triển nông lâm nghiệp, các nông trại kết hợp canh nông và tiếp đón du khách.
Điểm mạnh của bất động sản Lâm Đồng là quỹ đất còn nhiều và chưa được khai phá. Trước đây nhu cầu nhà đất chỉ tập trung phát triển chủ yếu tại TP Đà Lạt, đất TP Bảo Lộc. Những vùng ven như đất Lâm Hà, Di Linh, Đức Trọng… ít được để ý đến.
Tuy nhiên hiện nay, khi Lâm Đồng được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, nhiều tập đoàn lớn đến tìm cơ hội đầu tư mới thì đất vùng ven trung tâm càng được để mắt đến nhiều hơn. Giá đất tăng lên từng ngày chính là minh chứng rõ nhất. Trong tương lai không xa, bất động sản Lâm Đồng sẽ trở thành tâm điểm đầu tư của khu vực phía Nam.
Lâm Đồng đang có sự thay đổi từng ngày rất rõ nét. Những dự án mới, hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh sẽ tạo động lực vững chắc để các nhà đầu tư yên tâm lựa chọn phát triển lâu dài. Hãy tìm hiểu thật kỹ và nắm bắt cơ hội để đưa ra được quyết định chính xác nhất.